Đất rừng phương Nam gây tranh cãi với các tình tiết bị cho sai lệch lịch sử khi nâng tầm vai trò của một số hội nhóm kháng Pháp đầu thế kỷ 20. Êkíp phải chỉnh lại một số câu thoại,óyếutốlịchsửsin88 tên Nghĩa Hòa đoàn được chỉnh thành Nam Hòa đoàn, Thiên Địa hội thành Chính Nghĩa hội, trong các bản chiếu rạp, ngày 16/10.
Sự thay đổi này nhằm tránh cho người xem liên tưởng đến hai hội nhóm thời nhà Thanh Trung Quốc. Qua một số tài liệu lịch sử, phong trào yêu nước kháng Pháp của Thiên Địa hội có diễn ra ở miền Nam, song kết thúc vào năm 1916. Phim của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng lấy bối cảnh vào thập niên 1920-1930, cải biên so với truyện (1945) của nhà văn Đoàn Giỏi.
Ông Phi Tiến Sơn - đạo diễn Đào, phở và piano, phim về Hà Nội thập niên 1940 - nhận định có lẽ nhà sản xuất Đất rừng phương Namchủ quan, chưa tìm hiểu kỹ mốc thời gian. Theo ông, nếu cẩn thận hơn, đoàn phim có thể sử dụng tên khác để gọi hội nhóm hư cấu, hoặc không cần nêu rõ tên. Biên kịch Trịnh Thanh Nhã đánh giá nếu việc đổi tên được thực hiện từ đầu, đã không có tranh cãi.
Sự việc nêu lại vấn đề: Yếu tố lịch sử cần được tôn trọng ở mức độ nào trong phim hư cấu?
Phó giáo sư, tiến sĩ Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội - cho rằng với phim dòng phim này, khán giả thường chia thành hai hướng. Với người coi trọng chất nghệ thuật, lịch sử chỉ được xem là cái cớ, sự kiện, là "cái đinh để móc chiếc áo nghệ thuật". Ngược lại, có những người đề cao tính chân thực, muốn nhà làm phim phải tôn trọng tối đa dữ kiện, bối cảnh. "Cả hai quan điểm đều có lý lẽ riêng. Nhà làm phim tốt nhất nên kết hợp cả yếu tố nghệ thuật và lịch sử để tác phẩm hài hòa, chân thực", ông Sơn nói.
Mai Hà Linh Chi