Nhận Định Bóng Đá Wap

Hè năm 2013, Morris Pearl, một trong các giám đốc của BlackRock, công ty quản lý tài sản lớn nhất th mail

【mail】Những triệu phú muốn được đóng thuế nhiều hơn

Hè năm 2013,ữngtriệuphúmuốnđượcđóngthuếnhiềuhơmail Morris Pearl, một trong các giám đốc của BlackRock, công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới, đến Hy Lạp để đánh giá tình hình hoạt động các ngân hàng nước này. Trong buổi nghỉ trưa trên đỉnh một tòa tháp ở trung tâm thành phố Athens, ông tiến đến gần khay tráng miệng và nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi đám đông khổng lồ đang biểu tình dưới phố.

"Khi nhận ra họ là những người Hy Lạp đang tuyệt vọng vì chính sách thắt lưng buộc bụng, tôi nhìn những chủ ngân hàng no đủ ăn xung quanh mình và tự hỏi chính xác thì chúng ta đang làm gì tốt đẹp cho đất nước này", Morris Pearl kể.

Vài tháng sau, ông từ chức và gia nhập Patriotic Millionaires, tổ chức gồm 250 người Mỹ có thu nhập hàng năm từ một triệu USD hoặc có tài sản hơn 5 triệu USD. "Người giàu không phải lúc nào cũng tham lam: Chúng tôi muốn thế giới trở nên tốt đẹp hơn, và điều đó chỉ có thể xảy ra nếu như những người giống tôi đóng nhiều thuế hơn", ông nói.

Gary Stevenson chụp tại Canary Wharf, London, ngày 27/2/2020. Ảnh: The Guardian

Gary Stevenson chụp tại Canary Wharf, London, ngày 27/2/2020. Ảnh: The Guardian

Một trường hợp khác là Gary Stevenson, nhà giao dịch tài chính ở London từ năm 2008 đến năm 2012. Năm 2010, khi mới 23 tuổi, ông đã kiếm được một triệu USD đầu tiên, và là ngôi sao đang lên của Citibank. "Tôi trở thành triệu phú nhờ đánh cược rằng lãi suất sẽ không tăng và sự bất bình đẳng sẽ bùng nổ", ông thú nhận.

Kiếm tiền cách đó làm ông chán nản và bỏ việc năm 2014 để quay lại học kinh tế. Giờ đây, ông quay video trên YouTube, với các nội dung giải thích tại sao hệ thống tài chính đang xóa sổ tầng lớp trung lưu và bày tỏ sự ủng hộ với Patriotic Millionaires.

"Tôi đã kiếm đủ tiền để không phải làm việc trong suốt quãng đời còn lại. Đánh thuế nên nhắm vào những người giàu có, trong đó có tôi, để phân phối lại của cải", ông tuyên bố.

Triệu phú đòi được đóng thuế nhiều hơn nghe phi lý, nhưng ngày càng có nhiều người như vậy ở Mỹ, Canada và châu Âu. Họ thành lập các tổ chức như Patriotic Millionaires, Millionaires for Humanity, Ressources en Mouvement ở Quebec, Resource Generation ở Mỹ, và Tax Me Now ở Đức.

Tất cả đều yêu cầu điều giống nhau: "Tôi muốn đóng thuế nhiều như mọi người khác để xã hội không sụp đổ", Brit Phil White, 71 tuổi, kiếm nhiều tiền nhờ bán vài công ty tư vấn, cho biết. "Những người giàu như chúng tôi mới nên trả thuế tài sản chứ không phải bác sĩ hay kỹ sư thuộc tầng lớp trung lưu," Stefanie Bremer, một người thừa kế người Đức, khẳng định.

Triệu phú Claire Trottier thậm chí còn nhận ra tầng lớp trung lưu có khi đóng thuế nhiều hơn họ. Năm 2021, người phụ nữ trẻ đến từ Quebec này đã nghỉ việc tại Đại học McGill ở Montreal (Canada) để về làm cho Quỹ Gia đình Trottier do cha mẹ cô thành lập. "Tôi bị đánh thuế thu nhập với tư cách là giảng viên còn nhiều hơn hiện tại vì tôi nhận cổ tức: Điều đó không bình thường!", Claire Trottier nói.

Để ý tưởng được lắng nghe, những triệu phú này ký đơn thỉnh nguyện, gửi thư cho các chính phủ và tới Diễn đàn Kinh tế Thế giới hàng năm ở Davos, tổ chức các hội nghị và gắn kết hành động. Vào 2021, Patriotic Millionaires gây chú ý bằng cách diễu hành chiếc xe tải ở Washington với khẩu hiệu "Hãy đánh thuế tôi nếu bạn có thể!" kèm với bức chân dung Nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos, người nổi tiếng khả năng về tối ưu hóa tiền thuế phải đóng.

Chiếc xe tải diễu hành của Tax me if you can! ở Washington tháng 9/2021. Ảnh: Patriotic Millionaires

Chiếc xe tải diễu hành của "Tax me if you can!" ở Washington tháng 9/2021. Ảnh: Patriotic Millionaires

Một báo cáo được công bố hôm 23/10 bởi Cơ quan giám sát thuế của EU kết luận những người rất giàu đóng thuế ít hơn so với phần còn lại của dân số. Đó là bởi vì phần lớn thu nhập của họ đến từ vốn (chẳng hạn như cổ tức) và bị đánh thuế ít hơn, nếu có. Điều này đã góp phần làm gia tăng sự bất bình đẳng.

Báo cáo chỉ ra, trong khi tài sản trung bình tăng 3% mỗi năm trên toàn cầu kể từ năm 1995, thì tài sản của những cá nhân giàu nhất lại tăng từ 6% đến 9%. Dale Vince, Nhà sáng lập công ty năng lượng tái tạo Ecotricity (Anh), tài sản ước tính khoảng 127 triệu USD, nói: "Đây chính xác là những gì chúng tôi muốn thay đổi".

Những triệu phú đòi được đóng thuế nhiều hơn khá đa dạng về lứa tuổi và nguồn gốc tài sản. Có những người thừa kế, như Claire Trottier, Abigail Disney ở Mỹ, hay Marlene Engelhorn, hậu duệ Áo - Đức của Nhà sáng lập tập đoàn hóa chất BASF. Sau cái chết của bà ngoại năm 2022, cô được thừa kế hàng chục triệu USD.

"Tôi sinh ra đã giàu có và điều đó thật không công bằng, nhưng tôi phải mất một thời gian dài để hiểu rằng không có gì tự nhiên về những đặc quyền của giai cấp tôi", Marlene Engelhorn nói. Cô bất bình vì Áo không áp dụng thuế thừa kế. Năm 2021, cô thành lập nhóm Tax Me Now.

Marlene Engelhorn ở Vienna ngày 31/10/2022. Ảnh: Le Monde

Marlene Engelhorn ở Vienna ngày 31/10/2022. Ảnh: Le Monde

Những người khác là nhà tài chính, như Guillaume Rambourg, người Canada gốc Pháp đã lập nghiệp ở London trước khi nghỉ hưu vào năm 2018 ở tuổi 47. "Hàng tuần, các luật sư đều gọi cho tôi để giải thích cách nộp thuế ít hơn. Tôi luôn nói với họ là không", ông than thở.

Còn có cả những doanh nhân, như James Perry, Đồng chủ tịch của Cook, công ty thực phẩm đông lạnh của Anh. "Tôi là một nhà tư bản: Tôi tạo ra của cải nhưng tôi muốn nó bị đánh thuế như thu nhập kiếm được", ông giải thích. Hay doanh nhân người Anh Guy Singh-Watson đã bán dần công ty do ông thành lập – Riverford, chuyên cung cấp các hộp thực phẩm hữu cơ – cho một quỹ tín thác mà 900 nhân viên của ông là cổ đông.

Kể từ đó, chính họ sẽ là người nhận cổ tức hàng năm và tham gia ra quyết định. "Đó là điều khả dĩ mà tôi có thể làm. Tôi đã kiếm được số tiền khổng lồ, trong khi người Anh với mức lương tối thiểu không thể sống tử tế được nữa", ông nói.

Ngày trước, đất nước của ông không bất bình đẳng như hiện nay. Từ Thế chiến I đến những năm 1970, Tây Âu và Mỹ có hệ thống thuế với mức biên trên 80% cho đến những năm 1980. Sau đó, dưới cuộc cách mạng tân tự do của Ronald Reagan, thuế đánh vào những người giàu nhất và các tập đoàn giảm mạnh.

"Ở Mỹ, những người giàu có hiện là một phần của vấn đề, tài trợ cho các chính trị gia chỉ bảo vệ lợi ích của họ", Stephen Prince, Phó chủ tịch Patriotic Millionaires nói. Ông lo lắng nhiều gia đình giàu có đang bị cám dỗ "cách ly", sống trong bong bóng bằng vàng, xa lìa khỏi phần còn lại của xã hội.

Thay vì kêu gọi được đóng thuế nhiều hơn, một số triệu phú thích tài trợ cho hoạt động từ thiện vì tin rằng các tổ chức tư nhân tiêu tiền tốt hơn nhà nước. Tuy nhiên, Gemma McGough, 41 tuổi, người đã bỏ túi vài triệu đô la nhờ bán startup công nghệ không dây vào năm 2014, cho rằng từ thiện hữu ích nhưng không giải quyết được các vấn đề lớn mang tính hệ thống như bất bình đẳng.

Kể từ sau đại dịch, ý tưởng thu thuế nhà giàu nhiều hơn ngày càng được nhiều nhà kinh tế và chính trị gia ủng hộ. Gabriel Zucman, Giám đốc Cơ quan quan sát thuế EU, cho biết mức thuế 2% với 2.756 tỷ phú trên thế giới sẽ mang lại 250 tỷ USD mỗi năm. Vào tháng 7, Ủy ban Châu Âu thông qua đề xuất đánh thuế nhiều hơn những người giàu nhất để tài trợ cho quá trình chuyển đổi môi trường. Công bố vào đầu tháng 10, nó sẽ được cơ quan châu Âu nghiên cứu nếu thu thập được một triệu chữ ký trong vòng một năm.

Với Morris Pearl, ông tin rằng Patriotic Millionaires có thể đạt được thành công. "Tôi đang hành động để cháu gái tôi không phải sống trong một xã hội mà nhà nước sụp đổ, như Hy Lạp năm 2013", ông nói. Tuy nhiên, Steven Rosenthal của Trung tâm Chính sách Thuế - tổ chức nghiên cứu chuyên về thuế của Mỹ - không nghĩ vậy. "Tôi nghi ngờ điều đó. Họ chỉ là kẻ thua cuộc so với nhóm vận động hành lang cực kỳ giàu có đang phản đối việc trả nhiều tiền hơn", ông nói.

Phiên An(theo Le Monde)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap